Sơn chịu nhiệt | Ưu - nhược điểm | Ứng dụng | Lưu ý
Sơn chịu nhiệt ra đời như một “phao cứu sinh” cho những vật liệu, bề mặt cần chống chịu lại tác động của nhiệt độ cao. Vậy sơn chịu nhiệt là gì mà có tác dụng lớn như vậy? Cùng Nippon Paint Việt Nam tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
1. Sơn chịu nhiệt là gì?
Sơn chịu nhiệt công nghiệp là loại sơn dầu, thường là gốc Silicone, có thể chịu được nhiệt độ cao, được sử dụng ở những thiết bị cần mức chịu nhiệt lớn như lò nung, lò hơi, lò, đốt, lò sưởi, động cơ máy phát điện, kiềng bếp ga, bô xe máy,…. Loại sơn này thường dùng để phủ lên một số đồ vật nhằm giúp cho các đồ vật này chống chọi được với nhiệt độ, tác động bên ngoài, không bị ăn mòn, rỉ sét. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho bề mặt đồ vật đẹp hơn.
Thực tế sơn chịu nhiệt nào cũng có gốc dầu vì sơn nước không thể chịu được nhiệt độ cao. Do đó, có thể gọi sơn dầu chịu nhiệt là sơn chịu nhiệt hoặc sơn công nghiệp chịu nhiệt.
Căn cứ vào mức độ chịu nhiệt, người ta có thể phân sơn chịu nhiệt ra làm nhiều loại như:
- Sơn chịu nhiệt 100 độ C
- Sơn chịu nhiệt 200 độ C
- Sơn chịu nhiệt 300 độ C
- Sơn chịu nhiệt 500 độ C
- Sơn chịu nhiệt 600 độ C
- Sơn chịu nhiệt 1000 độ C
- Sơn chịu nhiệt 1200 độ C...
Sơn chịu nhiệt có khá nhiều màu khác nhau, phổ biến là các màu cơ bản như đen, bạc, nhôm. Ngoài ra, sơn chịu nhiệt cũng có một số màu sắc nổi bật như vàng, đỏ, đồng,…
Động cơ ô tô có sử dụng sơn chịu nhiệt.
Có thể bạn quan tâm:
Các loại sơn chịu nhiệt cao cấp | Sơn dầu công nghiệp chịu nhiệt |
2. Ưu, nhược điểm của sơn chịu nhiệt
Các loại sơn sơn chịu nhiệt thường được dùng để bảo vệ các đồ vật dưới tác động của nhiệt độ, tác nhân bên ngoài xuất phát từ các ưu điểm sau:
- Bảo vệ tốt nhất cho về mặt vật liệu: Do sơn có thể chịu được mức nhiệt độ rất cao, lên đến 1200 độ C.
- Tăng tính thẩm mỹ: Do có màng sơn đanh chắc, độ bền màu cao nên tăng tính thẩm mỹ, hạn chế tối đa bay màu
- Dễ dàng thi công: do có độ bám dính cao
- Khả năng chống lại tác động từ bên ngoài tốt: Sơn có khả năng chống nước, hóa chất, dầu.
- Màng sơn cứng: chống mài mòn hiệu quả.
- Khả năng bám dính cao
- Dễ sử dụng
Sơn dầu chịu nhiệt giúp chống lại nhiệt độ cao lên đến 1200 độ C.
Tuy nhiên, sơn chịu nhiệt cũng có nhược điểm là màu sắc không phong phú, không được đa dạng như các dòng sơn khác.
3. Sơn chịu nhiệt thường được sử dụng ở đâu?
Với đặc tính chịu được nhiệt độ cao, sơn chịu nhiệt thường được sử dụng ở một số nơi như:
- Lốc máy, nhà máy, sơn chịu nhiệt lò hơi, lò đốt, lò nung, lò sưởi, tủ sấy
- Đường ống xả, ống khói, ống dẫn khí nóng, khí thải công nghiệp
- Nồi hơi, nồi cô đặc, thiết bị chưng luyện, phân tách
- Dây chuyền sấy công nghiệp, xyclon lọc bụi, lọc điện
- Động cơ máy phát điện, các máy móc phát sinh nhiệt khi sử dụng
- Thùng chứa, đường ống dẫn xăng đầu và dung môi hữu cơ
- Khung cửa bằng sắt thép, mái tôn ở các khu vực chống nóng
- Kiềng bếp ga, pép chia lửa, bô xe máy, ống xả ô tô
- Sơn chịu nhiệt cho các bề mặt kim loại
- Thiết bị khác
Sơn chịu nhiệt được sử dụng trong các đồ dùng, trang thiết bị trên không chỉ có tác dụng chịu nhiệt mà còn giúp bảo dưỡng, tăng độ bền, đảm bảo an toàn trong lao động.
4. Những lưu ý trong quá trình sử dụng sơn chịu nhiệt
4.1 Lưu ý để đảm bảo chất lượng
Sơn chịu nhiệt có tác dụng lớn, được sử dụng ở nhiều nơi như vậy nhưng để phát huy hết tác dụng của dòng sơn này, trong quá trình sử dụng sơn chịu nhiệt, bạn cần lưu ý một số điều cơ bản sau:
- Trước khi sơn: Làm sạch gỉ sét, vết bẩn và làm khô bề mặt định sơn
- Khi sơn: Không nên sơn vào lúc mưa bẩn, độ ẩm từ 85% trở lên
- Sau khi sơn: Làm sạch dụng cụ, không để sơn tiếp xúc với NaOH, nếu không màng sơn sẽ bị hư hại
Phải xử lý bề mặt thật sạch trước khi sử dụng sơn chịu nhiệt.
Ngoài ra, bạn nên căn cứ vào bảng màu sơn, nhiệt độ quy định của nhà sản xuất để mua loại sơn chịu nhiệt có công dụng tốt, phù hợp với nơi, mục đích sử dụng.
4.2 Lưu ý để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường
Xuất phát từ đặc điểm riêng, khi sử dụng sơn dầu chịu nhiệt phải lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn:
- Không để sơn tiếp xúc với lửa, nhiệt độ cao: Vì sơn dầu chịu nhiệt rất dễ cháy
- Để sơn xa tầm tay trẻ em và để xa nơi đựng đồ ăn thức uống
- Sử dụng đồ bảo hộ khi thi công: Bao tay, kính bảo hộ, mặt nạ phòng hơi độc...
- Tránh tiếp xúc với da, mắt: Vì sơn có thể gây kích ứng da, mắt, làm suy giảm thị lực. Nếu sơn dính vào da thì dùng nước và xà phòng rửa sạch luôn. Nếu sơn dính vào mắt, phải rửa sạch và đến gặp bác sĩ ngay.
- Không được hít hay nuốt sơn: Vì nó có thể gây kích ứng hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Nếu nuốt phải, cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Xử lý sơn bị đổ đúng cách: Lấy vật liệu hút thích hợp hoặc đất, cát cho vào chỗ sơn đổ cho ngấm hết sơn rồi thu dọn.
- Xử lý sơn thừa và thùng sơn rỗng đúng quy định: Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các cấp chính quyền. Tránh đổ sơn thừa xuống cống, rãnh, nguồn nước. Thùng sơn sau khi sử dụng bỏ đúng nơi quy định.
>>Xem thêm bài viết: Cách sử dụng sơn chịu nhiệt
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết sơn chịu nhiệt là gì và mang đến công dụng gì. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về dòng sơn này và có thể tìm mua, sử dụng đúng với mục đích.
Để biết thêm về các sản phẩm sơn chịu nhiệt của Sơn Nippon, bạn có thể tham khảo tại website theo link https://nipponpaint.com.vn/vi/son-cong-nghiep?tid=All&tid1=All&tid2=58. Hoặc liên hệ với đại lý Sơn Nippon gần nhất theo địa chỉ https://nipponpaint.com.vn/vi/dai-ly để được tư vấn và lựa chọn trực tiếp sản phẩm.