Trần thạch cao có cần sơn lót không? Chuyên gia giải đáp
Hiện nay, sử dụng trần thạch cao trở nên rất phổ biến nhưng nhiều người lại không biết trần thạch cao có cần sơn lót không. Để có được câu trả lời chuẩn xác nhất hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Trần thạch cao có cần sơn lót không?
Các công trình có trần thạch cao vẫn sử dụng sơn lót như bình thường. Sơn lót không những dùng cho tường nhà mà trần nhà cũng cần thiết, dù là trần bê tông hay trần thạch cao thì vẫn không thể thiếu lớp sơn lót.
Thông thường trần thạch cao đã được bả matit nên rất phẳng, đẹp và có màu trắng phù hợp với mọi loại công trình, nhưng để đảm bảo thì cần thi công đầy đủ các bước trong quy trình sơn. Trong đó, lớp sơn lót chính là lớp quan trọng nhất bởi có khả năng chống kiềm và bảo vệ trần nhà được bền hơn.
Những lợi ích lớp sơn lót đem lại cho trần nhà thạch cao bao gồm:
- Bảo vệ tường, trần nhà khỏi kiềm hóa, phấn hóa, nấm mốc.
- Tăng thêm độ bám dính cho lớp sơn phủ.
- Làm đều màu cho lớp sơn phủ màu.
Trần thạch cao vẫn cần sơn lót như trần nhà thông thường
Như vậy, việc sơn lót cho trần thạch cao là điều cần thiết. Chính vì thế, bạn hãy tìm hiểu thêm những lưu ý và hướng dẫn chi tiết sơn lót trần thạch cao bằng nhiều cách khác nhau cho các công trình dưới đây.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sơn trần thạch cao | Quy trình chi tiết
2. Trước khi sơn lót trần thạch cần lưu ý những gì?
Sơn lót trần thạch cao không giống như sơn lót tường thông thường. Vì vậy, bạn cần lưu ý 4 điều sau:
- Chuẩn bị vật dụng cần thiết: Dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm chổi quét, giấy/máy mài, máy kiểm tra độ ẩm, sơn lót, chổi sơn, con lăn, khay đựng, thang hoặc giàn giáo,... Việc chuẩn bị dụng cụ đầy đủ sẽ giúp quá trình sơn trần trở nên nhanh hơn.
- Đảm bảo độ khô của tường nhà: Trước khi sơn, cần kiểm tra độ ẩm của tường bằng máy đo độ ẩm để chắc chắn tường có thể sơn được. Độ ẩm tường cần dưới 6% theo thang đo Sovereign và 60% theo Lutron. Tường có độ ẩm càng thấp thì khi sơn càng dễ, càng “ăn” và sau này sẽ ít xảy ra tình trạng phồng rộp, bong tróc.
- Giữ bề mặt tường sạch sẽ: Trong quá trình thi công sẽ không tránh khỏi tình trạng tường bị lồi lõm. Vì vậy trước khi sơn tường, bạn cần phải chà phẳng bề mặt bằng máy chà nhám hoặc giấy nhám. Điều này sẽ giúp tường trở nên bằng phẳng, không bị thô ráp và tăng tính thẩm mỹ sau khi sơn.
- Đừng quên bả matit: Trong các bước thi công sơn tường, sơn trần nhà thì bả matit là một bước không thể thiếu. Bả matit giúp bề mặt trở nên phẳng mịn.
Bả matit cho trần thạch cao giúp bề mặt trần nhà phẳng mịn
3. Hướng dẫn sơn lót trần thạch cao với 3 cách sau
Dưới đây là 3 cách sơn lót trần với 3 dụng cụ sơn khác nhau. Cùng tham khảo nhé!
3.1. Thi công sơn lót trần thạch cao bằng con lăn
Hiện nay, thợ sơn tường đều lựa chọn con lăn để sơn bởi vì con lăn có bề mặt rộng giúp sơn được nhanh hơn. Thêm vào đó, các sợi lông mềm trên con lăn giúp cho lớp sơn được dàn trải đều và mịn màng hơn.
Cách thực hiện: Nhúng con lăn vào thùng hoặc khay sơn để sơn được thấm đều con lăn, sau đó nhẹ nhàng đưa con lăn lên và để dốc xuống giúp sơn không bám quá nhiều vào con lăn. Việc sơn bám quá nhiều vào con lăn khiến sơn dễ bị dính ra sàn và tạo nên những vùng sơn quá đậm màu.
Bạn tiến hành sơn lớp thứ nhất bằng cách lăn con lăn từ trên cao xuống dưới đều tay. Sau đó, đợi 2 tiếng rồi mới sơn tiếp lớp thứ hai.
Lưu ý: Những khu vực con lăn không thể chạm tới như góc trần thì hãy sử dụng chổi quét nhỏ để sơn lên phần còn thiếu.
3.2. Thi công sơn lót trần thạch cao bằng chổi
Sơn lót trần thạch cao bằng chổi hiện nay không còn phổ biến nữa bởi vì sơn bằng chổi yêu cầu kỹ thuật sơn tốt và cũng tốn nhiều thời gian hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng phương pháp này với những căn nhà có trần thạch cao với diện tích nhỏ.
Cách thực hiện: Nhúng chổi vào sơn sao cho tất cả đầu lông chổi được bao phủ một lớp sơn. Lấy chổi lên và nhẹ nhàng kéo đầu lông chổi vào thành thùng sơn để tránh sơn lấy lên quá nhiều. Sau đó, tiến hành sơn lên trần thạch cao, cũng như sơn bằng lăn thì bạn quét từ trên xuống dưới, quét hết lớp đầu đợi 10 - 15 phút và quét tiếp lớp 2.
Sơn trần thạch cao bằng chổi là phương pháp tiết kiệm chi phí nhưng thời gian thực hiện lâu
Lưu ý: Do đầu chổi không lớn nên các lớp sơn khó dàn đều và dễ bị tình trạng sơn không đều. Vì vậy ngay khi tường ráo, bạn hãy kiểm tra để điều chỉnh kịp thời.
3.3. Thi công sơn lót trần thạch cao bằng phương pháp phun
Phun sơn lót trần thạch cao là phương pháp đem lại kết quả tốt nhất trong cả 3 cách trên. Lý do bởi khi sử dụng bằng máy phun, từng lớp sơn mỏng sẽ dần bao phủ trần giúp trần thạch cao mịn màng hơn, màu đều hơn và cũng nhanh khô hơn. Tuy nhiên, nếu tự xử lý tại nhà thì bạn cần phải tốn thêm chi phí để thuê hoặc mua máy phun.
Cách thực hiện: Đổ sơn vào máy phun và sau đó thực hiện phun sơn lên trần. Quá trình phun cần để đầu phun tạo 60 độ so với trần, tránh trường hợp lực phun quá mạnh làm sơn bị bắn trở lại vào người thực hiện. Phun lần lượt từng khu vực, đảm bảo màu sơn bao phủ toàn bộ trần nhà.
Sơn trần thạch cao bằng máy phun sơn tạo nên lớp màng mịn màng và đều màu nhưng yêu cầu người thực hiện cần có tay nghề cao
Lưu ý: Trước khi đổ sơn vào máy phun, cần vệ sinh kỹ máy để tránh mạng nhện hay các vật nhỏ mắc và trong gây tắc ống phun.
Tìm hiểu thêm:
- 4 Bước sơn phủ trần nhà đơn giản với sơn siêu trắng
- Sơn nhà mấy lớp để bề mặt được phẳng mịn và bền lâu?
Như vậy, thông qua bài viết trên bạn đọc đã biết được trần thạch cao có cần sơn lót không. Cũng giống như trần bê tông, trần thạch cao cần sơn lót để giúp trần nhà bền đẹp hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ngay bên dưới hoặc liên hệ đến số hotline của sơn Nippon - 1800 6111 để được giải đáp ngay bạn nhé!