Sơn bả trần thạch cao là gì? Hướng dẫn cách thực hiện
Sơn bả trần thạch cao được nhiều gia chủ lựa chọn và dần trở thành xu hướng trong thiết kế nhà ở hiện đại. Phương pháp này không chỉ ngăn ngừa ẩm mốc, hư hại mà còn tăng tính thẩm mỹ, giúp sơn lót và sơn phủ bám chắc hơn. Nếu vẫn còn phân vân về phương pháp này hoặc chưa biết cách thực hiện thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Sơn bả trần thạch cao là gì? Hướng dẫn cách thực hiện
1. “Tất tần tật” về sơn bả trần thạch cao
Nếu bạn đang có nhu cầu sơn bả trần thạch cao thì đừng nên bỏ qua những thông tin thú vị dưới đây. Cùng Nippon Paint theo dõi ngay nhé:
1 - Sơn bả trần thạch cao là gì?
Sơn bả trần thạch là phương pháp trộn bả rồi thi công lên những tấm thạch cao có bề mặt tối màu. Sau khi những tấm thạch cao này được đóng thành trần sẽ mang đến vẻ đẹp hoàn thiện, thu hút. Hiện nay, xu hướng này ngày càng được nhiều gia chủ tin tưởng và áp dụng để tân trang không gian sống.
Hiện nay, xu hướng này ngày càng được nhiều gia chủ tin tưởng và áp dụng để tân trang không gian sống
2 - Đặc điểm của phương pháp sơn bả trần thạch cao
Phương pháp sơn bả trần thạch cao có 3 đặc điểm nổi bật, gia chủ tham khảo ngay nhé:
- Bả 2 lớp trước khi sơn trần thạch cao: Bề mặt của tấm thạch cao luôn nhẵn mịn, tối màu, do đó trước khi sử dụng bắt buộc phải có một lớp che phủ. Trong quá thi công, sơn bả lên tấm thạch cao, những người thợ sẽ bả lần lượt 2 lớp lên bề mặt rồi mới bắt đầu thực hiện những bước tiếp theo sơn lót, sơn phủ.
- Tăng tính thẩm mỹ cho trần thạch cao: Việc thi công sơn bả trần thạch cao sẽ làm tăng độ trắng của bề mặt trần thay vì tối màu như lúc ban đầu. Chưa kể, phương pháp bả còn giúp trần thạch cao phẳng mịn, che phủ vết nối trần do nhiều tấm thạch cao ghép lại.
- Trần thạch cao có độ phẳng, mịn: Nếu bạn sơn tường trực tiếp mà không tiến hành làm sạch và bả trần thạch cao thì sẽ không đạt được độ láng mịn và bằng phẳng tốt nhất. Không những vậy, nếu người thợ không lành nghề, ít kinh nghiệm thi công thì còn đối mặt với tình trạng bong tróc, “nhăn” sơn. Do đó, phương pháp sơn bả trần thạch cao sẽ giúp bạn khắc phục nhược điểm đó, giúp bề mặt láng mịn, không còn gồ ghề, sơn bám tốt và đều màu, hạn chế tối đa tình trạng thô ráp, sần sùi.
Phương pháp sơn bả trần thạch cao có 3 đặc điểm nổi bật bao gồm bả 2 lớp trước khi sơn trần thạch cao, tăng tính thẩm mỹ cho trần thạch cao, trần thạch cao có độ phẳng, mịn
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sơn trần thạch cao | Quy trình chi tiết
2. Hướng dẫn chuẩn bị trước khi sơn bả trần thạch cao
Sau khi nắm được những kiến thức liên quan đến khái niệm, đặc điểm của phương pháp sơn bả trần thạch cao, gia chủ đừng vội bắt tay vào thi công bả trần thạch cao ngay mà cần “nằm lòng” 3 lưu ý sau:
1 - Làm sạch bề mặt trần cần bả: Bề mặt trần thạch cao đọng nhiều bụi bẩn sẽ ảnh hưởng đến quá trình thi công khiến bề mặt lồi lõm, thao tác sơn bả gặp nhiều khó khăn, khiến trần thạch cao không “ăn” bả. Do vậy, bạn nên chà phẳng tất cả chi tiết gồ ghề trên bề mặt để loại bỏ bụi bẩn, hạt cát, giúp quá trình thi công diễn ra dễ dàng hơn. Cụ thể bạn nên đảm bảo đủ 3 thao tác sau:
- Chà phẳng bề mặt trần: Sử dụng đá mài, giấy ráp để làm phẳng bề mặt trần thạch cao trước khi thao tác sơn bả.
- Quét sạch bụi bẩn: Bạn tận dụng chổi mềm để quét sạch bụi bẩn, nấm mốc, bám đọng trên bề mặt trần thạch cao, kiểm nghiệm bằng cách dùng tay sờ vào, bề mặt bằng phẳng đồng nghĩa bụi bẩn đã được đánh bay.
Bạn nên chà phẳng tất cả chi tiết gồ ghề trên bề mặt để loại bỏ bụi bẩn, hạt cát, giúp quá trình thi công diễn ra dễ dàng hơn
2 - Chuẩn bị vật dụng cần thiết: Để quá trình thi công sơn bả trần thạch cao diễn ra nhanh chóng, không mất nhiều thời gian, gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết, ví dụ như máy mài/giấy nhám, bột bả, dụng cụ trét bột bả,...
3 - Giữ cho trần nhà được khô ráo: Trần thạch cao phải đạt độ ẩm tiêu chuẩn thì mới có thể tiến hành bả trần, nếu độ ẩm quá cao sẽ khiến lớp bả nhanh xuống cấp, dẫn đến hiện tượng bong tróc, phồng rộp. Ngược lại, trần thạch cao có độ ẩm quá thấp cũng khiến lớp bả rời rạc, không có tính thống nhất và không gắn chặt vào bề mặt trần thạch cao. Theo đó, độ ẩm lý tưởng nhất để tiến hành sơn bả trần thạch cao là khoảng 6% theo thang đo Sovereign và 60% theo Lutron. Để biết chính xác độ ẩm của trần, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của máy đo độ ẩm như Protimeter Mini BLD 2000 hoặc Lutron MS-7003.
Tìm hiểu thêm: Sơn trần thạch cao màu gì đẹp? 33 mẫu sơn trần nhà đẹp
3. Quy trình sơn bả trần thạch cao
Sau khi chuẩn bị xong xuôi vật dụng cần thiết, bề mặt thạch cao được làm sạch và đạt độ ẩm lý tưởng thì bạn tiến hành sơn bả trần thạch cao với 3 bước sau:
1 - Bước 1: Trộn bả skimcoat: Bạn tiến hành hành trộn bả skimcoat theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Ví dụ 01 bao SKIMCOAT NỘI THẤT sẽ trộn với 14-16 lít nước. Lưu ý để tránh bị vón cục, bạn chỉ nên đổ bột vào nước, không nên đổ nước vào bột. Trong quá trình trộn, bạn nên cho từ từ vào và khuấy đều tay đến khi thu được hợp chất đồng nhất. Bạn để bột nghỉ khoảng 10 phút rồi tiếp tục trộn thêm lần nữa trước khi bả trần thạch cao.
Bạn tiến hành hành trộn bả, trộn bột theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Ví dụ 40kg bột được pha cùng 13-16 lít nước
2 - Bước 2: Tiến hành bả trần thạch cao: Nếu trần thạch cao chỉ mới được thi công thì bạn nên chờ trần khô hẳn rồi mới tiến hành bả lên bề mặt (thời gian ít nhất là khoảng 7 ngày). Trong trường hợp trần quá khô, không đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn thì bạn có thể làm ẩm trần bằng cách sử dụng rulo lăn qua nước sạch. Lưu ý chỉ lăn lớp thật mỏng để tránh tình trạng thừa nước khiến độ ẩm tăng cao nhé.
Tiếp đến, gia chủ tiến hành trét bả lần thứ nhất với độ dày khoảng từ 0,8 đến 1mm, để khô ở nền nhiệt 30 độ C trong vòng 16 giờ đồng hồ đến khi bề mặt trần thạch cao định hình rồi mới trét bả lần hai.
Ở lần thứ hai, bạn vẫn trét bột bả có độ dày tương đương lần thứ nhất và cũng chờ khô ở khung thời gian, nhiệt độ tương tự.
Gia chủ tiến hành trét bả 2 lần với độ dày khoảng từ 0,8 đến 1mm, để khô ở nền nhiệt 30 độ C trong vòng 16 giờ đồng hồ
3 - Bước 3: Kiểm tra chất lượng bả trần thạch cao sau thi công: Ở bước này, bạn kiểm tra xem mức độ hoàn thiện của lớp bả đã đạt tiêu chuẩn chưa, độ phẳng mịn có đạt yêu cầu không rồi mới chuyển sang bước tiếp theo. Sau cùng, bạn dùng dẻ sạch hoặc nhờ đến máy nén khí để làm sạch lớp bụi phấn bám đọng trên bề mặt trần thạch cao. Chờ lớp bả khô trong 24 giờ rồi bạn mới bắt tay vào quá trình sơn lót, sơn phủ để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Kiểm tra chất lượng bả trần thạch cao sau thi công
Xem thêm:
- Chọn phối màu sơn chỉ trần nhà đẹp nhất 2023
- 9 cách phối màu sơn phào chỉ trần nhà được ưa chuộng nhất hiện nay
Thông qua bài viết này, gia chủ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về phương pháp sơn bả trần thạch cao cũng như những lưu ý, cách thức thực hiện để tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống và tiết kiệm chi phí cải tạo, sửa chữa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc muốn tìm hiểu về quy trình sơn nhà và tìm dòng sơn ưng ý, gia chú hãy liên hệ ngay đết số hotline - 1800 6111 của sơn Nippon hoặc truy cập website nipponpaint.com.vn bạn nhé!