Chi tiết kỹ thuật sơn tường nhà mới theo từng bước BỀN ĐẸP
Sơn nhà là công đoạn vô cùng quan trọng giúp nâng cao tính thẩm mỹ và bảo vệ chất lượng công trình. Quá trình sơn nhà yêu cầu người thợ phải thực hiện đúng và chuẩn chỉ theo từng thông số nhỏ để đảm bảo có được những lớp sơn bền và đẹp nhất. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nippon Paint tìm hiểu chi tiết kỹ thuật sơn tường nhà mới theo từng bước.
Quy trình các bước sơn tường nhà cơ bản bao gồm: Vệ sinh bề mặt > Bột trét > Lăn sơn lót kháng kiềm > Lăn lớp sơn màu thứ nhất > Lăn lớp sơn màu thứ hai. |
1. 04 điều cần chuẩn bị trước khi sơn nhà mới
Trước khi tiến hành sơn nhà mới, gia chủ cần đảm bảo 04 điều kiện dưới đây để quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, đạt tiêu chuẩn:
- Chọn thời điểm sơn nhà: Gia chủ không nên sơn nhà vào những ngày quá oi bức hoặc nồm ẩm vì sẽ ảnh hưởng tới bề mặt sơn. Thời điểm thuận lợi nhất để thi công sơn nhà là những ngày khô ráo, có nhiệt độ trung bình 30 độ C và độ ẩm 80%, phù hợp nhất là khi trời nắng.
- Chuẩn bị thiết bị dụng cụ liên quan: Trước khi tiến hành sơn, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho quá trình sơn như khay sơn, giấy nhám, thùng đựng sơn, con lăn, dụng cụ che chắn, đồ bảo hộ lao động khi sơn,...
- Chuẩn bị sơn: Các loại sơn cần chuẩn bị sẽ bao gồm sơn lót và sơn phủ. Gia chủ nên ưu tiên chọn những loại sơn có hàm lượng VOC thấp (dưới 50g/L), không chứa các chất độc hóa học,...để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình.
- Chuẩn bị mẫu sơn nhà lý tưởng: Gia chủ nên chọn một mẫu có sẵn để sơn theo, hoặc hãy đảm bảo có ý tưởng sơn với sự phác họa hình dáng, mảng màu sắc rõ ràng.
04 điều cần chuẩn bị trước khi tiến hành sơn nhà
2. Các bước sơn tường nhà mới chuẩn kỹ thuật
Để đảm bảo chất lượng chất lượng lớp sơn được thẩm mỹ và bền lâu, gia chủ cần thi công đúng treo quy trình, kỹ thuật được hướng dẫn dưới đây.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sơn
Công tác chuẩn bị bề mặt sơn cần được triển khai kỹ lưỡng để đảm bảo có được lớp sơn phủ mịn, bám dính tốt. Bề mặt sơn cần được kiểm tra bằng máy đo để đảm bảo khô ráo, ổn định, có độ ẩm dưới 60% theo thang đo Sovereign và 60% theo Lutron.
Trong điều kiện thời tiết khô ráo, thoáng mát, tường mới xây có thể được tiến hành sơn sau khi thi công được 3 tuần. Tuy nhiên trong thực tế, khoảng thời gian chờ tường nhà khô để đáp ứng đủ điều kiện sơn có thể kéo dài từ 2 - 3 tháng tùy vào điều kiện thời tiết. Cụ thể, thao tác chuẩn bị sơn như sau:
Gia chủ cần vệ sinh lại bề mặt tường bằng giấy ráp mịn nhằm loại bỏ đi phần cát còn bám lại trên tường > sử dụng giẻ lau có thấm dung môi để lau đi phần bụi bẩn.
Bề mặt tường đạt chuẩn cho quá trình sơn sẽ không còn đất cát, rong rêu, bụi bẩn hay bất kỳ yếu tố nào khác gây ảnh hưởng tới khả năng bám dính của sơn.
Ngoài ra, với 1 số trường hợp bề mặt tường có tính chất đặc thù thì cần có cách xử lý đặc biệt:
|
Sau khi tiến hành vệ sinh xong bề mặt tường, gia chủ cần sử dụng nước để xối rửa trên bề mặt, chờ tới khi khô hoàn toàn mới tiến hành thi công.
Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn sẽ giúp lớp sơn phủ mịn, tăng cường khả năng bám dính
Bước 2: Thi công bột trét
Bột trét là vật liệu được sử dụng rộng rãi để che đi các vết nứt vỡ, lồi lõm, giúp tạo bề mặt bằng phẳng cho tường và tăng độ bám dịch kết cấu trước khi sơn lót, sơn phủ. Tùy theo tình trạng của bề mặt, quá trình thi công bột trét cũng sẽ có sự khác biệt.
TH1: Khi bề mặt bằng phẳng
Nếu bề mặt tường bằng bẳng, gia chủ hãy sử dụng Skimcoat để trét lên lớp vữa, cụ thể:
- Thao tác 1: Trộn 1 bao skimcoat 40kg với 14 - 16 lít nước > Sử dụng máy khuấy hoặc thiết bị phù hợp trộn trong vòng 3 phút để đạt hỗn hợp đồng nhất > Để hỗn hợp trong vòng 10 phút sau đó tiếp tục khuấy cho hỗn hợp đồng nhất.
- Thao tác 2: Tiến hành trét bột trét trong vòng 2 giờ > Trét lớp thứ 1 lên bề mặt tường vữa, bêtông, trần… với độ dày màng ướt khoảng 0.8-1mm (Độ dày màng khô khoảng 0.5 - 0.6 mm) > Để khô trong vòng 16 giờ hoặc đến khi định hình sau đó trét lần 2 với độ dày tương tự.
TH2: Khi bề mặt không bằng phẳng, lồi lõm
Với những bề mặt tường không bằng phẳng, gia chủ cần sử dụng Skimcoat để trét lên lớp vữa với độ dày màng khô sau cùng không quá 5mm. Các bước thực hiện tiếp theo tương tự như ở trường hợp 1. Trong trường hợp cần thiết, gia chủ có thể trát từ 4-6 lớp để đạt độ dày màng khô 5mm (khoảng 1mm/lớp).
Lưu ý: Nếu gia chủ sử dụng những dòng sơn phủ hoặc sơn lót có tác dụng chống thấm tại Nippon Paint thì sẽ không cần thực hiện thêm 1 bước nữa là sơn chống thấm như trên thị trường. Nhờ đó, gia chủ sẽ không cần phải mất thêm thời gian chờ đợi và thi công thêm một lớp sơn nữa cho bề mặt. |
Thi công bột trét giúp che đi các vết nứt vỡ, lồi lõm trên bề mặt tường
Bước 3: Thi công sơn lót kháng kiềm
Sơn lót có nhiệm vụ ngăn kiềm, chống ẩm, chống thẩm thấu và tăng khả năng chống thấm cho bề mặt tường. Gia chủ có thể chọn sơn 1 hoặc 2 lớp sơn lót tùy theo nhu cầu của bản thân.
TH1: Sơn lót 1 lớp
Mặt tường sau khi đã thi công bột trét có thể sơn 1 lớp lót. Với sơn lót 1 thành phần của Nippon Paint, gia chủ chỉ cần sử dụng cây lăn sơn, chổi sơn hoặc máy phun sơn để sơn trực tiếp lên tường mà không cần pha trộn gì thêm.
Tuy nhiên, do chỉ sơn lót 1 lớp, nên gia chủ cần đảm bảo thi công kỹ lưỡng, đảm bảo sơn lót đủ khắp bề mặt để mang lại hiệu quả thi công tốt nhất cho lớp sơn phủ tiếp theo.
TH2: Sơn lót 2 lớp
Ngoài ra, với những bề mặt tường sơn trực tiếp mà không thi công bột trét thì nên sơn lót 2 lớp để tạo lớp nền trước khi sơn phủ giúp lớp sơn phủ đều màu hơn và tăng độ bền cho công trình. Việc sơn 2 lớp lót sẽ làm tăng tính bảo vệ, giúp mặt tường mịn hơn và đảm bảo lớp sơn sau lên màu đẹp, bền màu.
Lưu ý: Gia chủ cần tuân thủ hệ thống sơn, không nên bỏ qua lớp sơn lót để đảm bảo công trình sau khi hoàn thiện lên màu chuẩn, bền đẹp dưới tác động của môi trường. |
Lớp sơn lót có nhiệm vụ ngăn kiềm, chống thấm và chống thẩm thấu cho bề mặt tường
Bước 4: Thi công sơn phủ hoàn thiện
Lớp sơn phủ được coi như phần áo khoác ngoài của bức tường, có tác dụng bảo vệ và làm tăng tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Thông thường, sơn phủ nên được sơn 2 lớp thay vì 1 để đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ, tạo ra lớp màu đồng đều, mịn màng hơn.
Thi công lớp sơn phủ đầu tiên
Bạn nên tiến hành sơn phủ sau khi đã sơn lót tối thiểu 2 giờ để chờ cho lớp sơn trước đó khô lại. Ngoài ra, hãy pha loãng sơn với 5 - 10% nước sạch để làm tăng độ che phủ của sơn và giúp quá trình thi công được dễ dàng hơn.
- Thao tác 1: Với những dòng sơn thông thường, cần pha sơn với tỉ lệ không quá 15%. Ngoài ra còn có một số sản phẩm sơn tới từ thương hiệu Nippon Paint có thể tiến hành sơn trực tiếp mà không cần pha trộn.
- Thao tác 2: Tùy thuộc vào bề mặt tường, bạn có thể lựa chọn dụng cụ như máy phun sơn, cọ, cọ lăn cho phù hợp > Đầu tiên, hãy sơn các góc mà con lăn không thể chạm tới trước bằng cọ sơn > Sau đó tiếp tục sơn những mảng lớn bằng con lăn để đẩy nhanh tốc độ > Độ dày màng sơn khô phù hợp cho một lớp sơn đầu ở điều kiện bình thường là 50 - 60 micron.
Lưu ý: Sau khi hoàn thành lớp sơn phủ đầu tiên, bạn cần kiểm tra và khắc phục những phần chưa đạt yêu cầu trước khi tiến hành sơn lớp thứ hai.
Sơn phủ cần được thi công khéo léo, tỉ mỉ để đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình sau khi hoàn thiện
Thi công lớp sơn phủ thứ hai
Lớp sơn phủ thứ hai nên được thi công sau lớp thứ nhất khoảng 2 giờ để bề mặt sơn có sự ổn định. Độ dày màng sơn của lớp thứ 2 cũng cần đạt 50 - 60 micron trong điều kiện bình thường. Dụng cụ và quy trình tiến hành sơn lớp thứ hai tương tự như với lớp sơn đầu tiên.
Tuy nhiên, đây là lớp sơn hoàn thiện nên bạn cần đảm bảo thi công tỉ mỉ, chỉn chu. Tốt nhất, bạn hãy đồng nhất sơn các lớp sơn theo một chiều hướng đống nhất từ trên xuống dưới và lần lượt từ ngang từ trái sang phải để có một lớp sơn đều màu và trông tươm tất.
Sau khi hoàn tất sơn, bạn nên sử dụng đèn pin chiếu vào bề mặt tường để đánh giá lớp sơn phủ có đồng đều hay chưa, trên bề mặt có để lại dấu vết của chổi sơn hay không. Nếu có hãy khắc phục bằng cách sơn nhẹ một lớp sơn nữa.
Lưu ý: Khi thi công sơn tường nhà mới hoàn tất với các loại sơn thông thường trên thị trường, gia chủ nên đợi 2 - 3 tuần để sơn bay hết mùi rồi mới đến ở hoặc sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Còn nếu gia chủ sử dụng sơn Nippon thì có thể vào ở luôn do sơn gần như không có mùi, không chất độc hại, không chì thủy ngân và hàm lượng VOC cực thấp nên gia chủ có thể an tâm.
Trong quá trình thi công, gia chủ cần chú ý những điều sau:
|
Bạn nên sơn phủ 2 lớp để bề đảm bảo lớp sơn mịn, bền màu hơn
Trên đây là hướng dẫn chi tiết kỹ thuật sơn tường nhà mới mà Nippon Paint muốn gửi tới bạn. Hãy đảm bảo chuẩn bị đầy đủ những điều kiện trước khi sơn và thi công đúng theo quy trình và những thông số yêu cầu chi tiết được hướng dẫn để có được lớp sơn chất lượng, bền màu như ý muốn.
Nếu đang có nhu cầu tìm mua các sản phẩm sơn chất lượng, an toàn, bền màu, hãy liên hệ ngay tới Nippon Paint - Thương hiệu sơn và chất phủ hàng đầu Châu Á để nhận được hỗ trợ tư vấn trong suốt quá trình thi công.
- Hotline: 1800 6111
- Website: https://nipponpaint.com.vn/vi
- Fanpage: https://www.facebook.com/NipponPaintVietnam/
- Đại lý Nippon Paint: https://nipponpaint.com.vn/vi/tim-dai-ly