Cách pha sơn lót chống kiềm Đúng chuẩn - Dễ làm
Sơn lót hay sơn lót chống kiềm là lớp sơn nằm giữa bề mặt của tường và phần sơn phủ. Công dụng chính của sơn lót là giữ cho bề mặt tường được mịn, bằng phẳng hơn và làm tăng khả năng bám dính của lớp sơn phủ lên bề mặt tường. Trong bài viết hôm nay, nãy cùng Nippon Paint tìm hiểu cách pha sơn lót chống kiềm đơn giản, dễ làm dành cho người mới.
1. Công thức pha sơn lót chống kiềm
Để có cách pha sơn lót chống kiềm đúng, gia chủ cần áp dụng theo công thức chung dưới đây:
2 lót + x% dung môi pha loãng |
Mỗi sản phẩm sơn lót lại có một tỷ lệ pha loãng riêng tương ứng với X% dung môi. Các loại sơn loãng gốc nước sẽ được pha loãng bằng nước sạch. Trong khi đó sơn loãng gốc dầu (1 thành phần) lại sử dụng thinner để pha loãng. Việc pha loãng sơn lót chống kiềm với dung môi nhằm gia tăng độ phủ tối đa của sơn và hỗ trợ quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Ví dụ: Công thức pha sơn lót chống kiềm nội thất và ngoại thất tại Nippon Paint:
Phân loại |
Tên sản phẩm |
Tỷ lệ pha sơn lót chống kiềm |
Sơn lót chống kiềm ngoại thất |
Sơn Nippon Odour-less Sealer |
Dùng nước sạch để pha loãng
|
Sơn Nippon Matex Sealer |
Dùng nước sạch để pha loãng
|
|
Sơn lót chống kiềm nội thất |
Sơn Nippon Super Matex Sealer |
Dùng nước sạch để pha loãng
|
Sơn Nippon WeatherGard Sealer |
Dùng nước sạch để pha loãng
|
Lưu ý: Việc pha loãng sơn lót theo hướng dẫn là bắt buộc để đảm bảo độ bám dính trên bề mặt. Tỷ lệ pha loãng của sơn sẽ thay đổi tùy theo công cụ sử dụng trong quá trình thi công là súng phun hay con lăn.
Mỗi sản phẩm sơn lót sẽ có tỷ lệ pha loãng riêng với dung môi tương ứng
2. Hướng dẫn chi tiết cách pha sơn lót chống kiềm đúng chuẩn
Nắm được công thức, tỷ lệ pha sơn lót chống kiềm chuẩn là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, gia chủ cũng cần thực hiện đúng theo phương pháp và quy trình để thu được thành quả ưng ý nhất.
2.1. Chuẩn bị dụng cụ
Để pha sơn lót chống kiềm, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ dưới đây:
- Súng phun không có khí.
- Cọ quét.
- Con lăn
Gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết trước khi pha sơn lót chống kiềm
2.2. Pha trộn sơn lót chống kiềm
Với những dòng sơn lót chống kiềm 2 thành phần, gia chủ cần phải tiến hành pha trộn sơn lót trước khi thi công theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị chất cơ sở (Base) và chất đóng rắn (Hardener) theo tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào loại sơn lót cần sử dụng.
Bước 2: Khuấy đều chất cơ sở (Base) và đồng thời cho từ từ chất đóng rắn (Hardener) đến khi đạt được hỗn hợp đồng nhất. Công đoạn pha loãng chỉ được thực hiện sau khi đã trộn hai chất cơ sở và chất đóng rắn.
Lưu ý: Sau khi hoàn tất pha trộn cần tiến hành thi công trên bề mặt trong nhiệt độ pha trộn ở 25°C đến 30°C.
Phương pháp pha trộn sơn lót chống kiềm
2.3. Pha loãng sơn lót chống kiềm
Sơn lót 1 thành phần dùng nước sạch để pha loãng. Sơn lót dầu 1 thành phần dùng thinner để pha loãng.
Thường tỉ lệ pha loãng như sau:
- Cọ quét & con lăn: tối đa 10%
- Phun có khí: tối đa 25%
- Phun không có khí: tối đa 5%
Tuy nhiên, tùy theo từng loại sơn mà nhà sản xuất sẽ đưa ra tỉ lệ pha loãng khuyến nghị khác nhau. Khi thi công, bạn cần chú ý tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng và nên tiến hành thi công 2 lần sơn lót (2 lớp sơn) để đảm bảo sơn lên màu chuẩn và có chất lượng hoàn hảo.
Phương pháp pha loãng sơn lót chống kiềm
3. Lưu ý khi pha sơn lót chống kiềm
Để quá trình pha sơn lót chống kiềm đạt hiệu quả tốt nhất, gia chủ cần nắm được những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Không nên pha sơn màu vào sơn lót: Cách pha sơn lót này chỉ được một số ít thợ sơn áp dụng. Tuy nhiên, nếu không làm đúng kỹ thuật, lớp sơn lót có thể gây phản tác dụng, khiến lớp sơn màu không đẹp như ý muốn.
- Không nên dùng tay không pha sơn: Gia chủ chỉ nên dùng thiết bị cầm tay hoặc máy khuấy chuyên dụng để pha sơn. Mặc dù cách pha sơn lót tường rất đơn giản nhưng gia không nên tự thực hiện mà hãy để các bác thợ sơn lành nghề pha sơn để đảm bảo đúng tiêu chuẩn, liều lượng.
- Không pha sơn lót quá đặc hoặc quá loãng: Sơn lót bị pha quá đặc sẽ rất khó thi công, gia tăng chi phí. Ngược lại, sơn quá loãng sẽ không đảm bảo độ che phủ bề mặt, khiến thời gian bảo quản cũng bị rút ngắn.
- Dùng hết sơn lót sau khi pha: Sơn lót sau khi được pha nên được sử dụng luôn vì sơn không đủ điều kiện bảo quản lâu như sơn nguyên bản. Vì vậy, gia chủ nên tính toán lượng sơn pha sao cho hợp lý, đủ dùng.
- Đảm bảo bề mặt thi công: Trước khi thi công cần đảm bảo bề mặt được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Quá trình thi công cần thực hiện đúng kỹ thuật để đạt được hiệu quả sơn lót chống kiềm cho bề mặt như ý.
Những lưu ý quan trọng khi pha sơn lót chống kiềm
Bài viết trên là hướng dẫn cách pha sơn lót chống kiềm đơn giản, hiệu quả dành cho người mới. Ngoài việc nắm được tỉ lệ giữa sơn và dung môi pha loãng, gia chủ cũng cần thực hiện theo đúng phương pháp, quy trình để có được lớp sơn hoàn hảo, đúng ý.
Nếu đang có nhu cầu tìm mua các sản phẩm sơn lót chống kiềm chất lượng, an toàn, hãy liên hệ ngay tới Nippon Paint - Thương hiệu sơn và chất phủ hàng đầu Châu Á để nhận được hỗ trợ tư vấn trong suốt quá trình thi công.
- Hotline: 1800 6111
- Website: https://nipponpaint.com.vn/vi
- Fanpage: https://www.facebook.com/NipponPaintVietnam/
- Đại lý Nippon Paint: https://nipponpaint.com.vn/vi/tim-dai-ly